Bảo hiểm trong Crypto – Mảnh đất màu mỡ cần được khai phá
15/09/2022

Đối với thị trường tài chính truyền thống, Bảo hiểm là một trong những ngành lâu đời nhất và quan trọng nhất. Nhưng với thị trường Crypto, dường như nó vẫn còn khá mới với tiềm năng khai thác còn rất đa dạng. Ước tính, ngành Bảo hiểm (Insurance) trong Crypto hiện đang có giá trị khoảng $900M – một con số rất khiêm tốn khi ta đặt nó cạnh ngành bảo hiểm truyền thống, cũng như khi so sánh với DeFi, Gaming trong thị trường Crypto.

  • Vốn hóa hiện tại của cả ngành bảo hiểm (Tài chính truyền thống): $5800B USD.
  • Vốn hóa của DeFi trong Crypto : ~$117B
  • Vốn hóa của Metaverse trong Crypto: ~$20B
  • Vốn hóa của bảo hiểm trong Crypto: ~$900M

Theo báo cáo của Bloomberg, bảo hiểm trong tiền điện tử (Crypto Insurance) đã sẵn sàng trở thành một “cơ hội lớn”. Người phát ngôn từ Allianz, một trong những công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, nói rằng công ty đang khám phá các tùy chọn sản phẩm và phạm vi bảo hiểm trong thị trường tiền điện tử vì tiền điện tử “ngày càng trở nên phù hợp, quan trọng và phổ biến hơn trong nền kinh tế thực”.


Bảo hiểm phi tập trung (Decentralized Insurance) là gì?

Bảo hiểm phi tập trung sẽ giúp giảm rủi ro trong những trường hợp bạn bị hack. Hiểu đơn giản, bạn sẽ nhận được tiền bồi thường khi ví (Wallet) tiền điện tử của bạn bị Hack mất.


Sự cần thiết của bảo hiểm trong thị trường Crypto

Tốc độ phát triển của lĩnh vực bảo hiểm trong ngành tài chính truyền thống đang có xu hướng tăng dần đều, ước tính mức độ tăng trưởng trong năm 2022 sẽ hơn năm 2021 khoảng 20% (theo thống kê của US Cyber Insurance). Khi so sánh với con số $5800B USD của thị trường bảo hiểm, ngành bảo hiểm trong Crypto chỉ chiếm chưa đầy 0.15% – một con số vô cùng khiêm tốn.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái Crypto cũng tồn tại nhiều nguy cơ và sự bất ổn. Hiện nay, các dự án Crypto chính là miếng mồi béo bở cho các cuộc tấn công mạng, liên lụy đến những người dùng không quản lý hoặc không hiểu những rủi ro có trong DeFi. Đã có nhiều vụ hack với thiệt hại là hàng chục, hàng trăm triệu USD đã xảy ra. Đặc biệt là các vụ hack trong DeFi khi việc bảo mật vẫn chưa thực sự nhận được nhiều sự quan tâm so với tầm quan trọng của chúng.

Ước tính trong năm 2021, các dự án đã mất $2,4B USD trong các vụ hack xảy ra trên thị trường Crypto. Một số ví dụ về những vụ hack DeFi trong năm 2021: Poly Network bị hack 611 triệu USD hồi tháng 10 năm 2021 hay liên tục là các vụ Flash Loan trong năm 2021 với các nạn nhân như CREAM, BurgerSwap, Belt Finance hay Pancake Bunny.

Cream Finance bị hack 100 triệu đô vào ngày 27.10.2021 trong vụ tấn công Flash Loan (Đây là lần thứ 3 giao thức này bị hacker tấn công)

Bên cạnh việc các dự án bị hack, đối tượng người dùng cá nhân cũng là miếng mồi vô cùng béo bở. Sau đây là một số rủi ro người dùng có thể gặp phải khi tham gia thị trường Crypto:

  • Rủi ro kỹ thuật (Technical Risks): những rủi ro khi Smartcontract bị hack, lỗi mã (code),…
  • Rủi ro về thanh khoản (Liquidity Risks): khi mà các sản phẩm Defi bị mất thanh khoản.
  • Rủi ro về admin Keys (Admin Key Risks): khi mà khóa cá nhân cho giao thức có thể bị xâm phạm.

Với những khó khăn và rủi ro đó, yêu cầu về sự xuất hiện của các công ty/ dịch vụ bảo hiểm trong Crypto là rất cấp thiết.


Mô hình chia sẻ rủi ro

Trong bảo hiểm truyền thống, chúng ta luôn có 2 bên: Bên thứ nhất là những người đi mua bảo hiểm, bên thứ 2 là những đại lý, những người bán bảo hiểm, những người xem phân tích rủi ro cũng như sẽ bồi thường cho người dùng khi rủi ro xảy ra.

Trong DeFi, chúng ta muốn một sự phân quyền, phi tập trung, vì vậy chúng ta sẽ có 3 bên: Người mua, người đánh giá rủi ro, người đánh giá yêu cầu bồi thường. 3 bên này sẽ phối hợp với nhau và cùng phân chia rủi ro trong toàn bộ hệ thống bảo hiểm. Mỗi sản phẩm bảo hiểm phi tập trung sẽ có cách triển khai riêng, nhưng nhìn chung sẽ hoạt động theo mô hình này.


1. Người mua bảo hiểm

Là những người muốn bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro khi tham gia vào không gian tiền mã hóa, hay các sản phẩm liên quan đến Defi. Họ sẽ mua bảo hiểm liên quan, nếu xảy ra sự cố, họ sẽ được bồi thường theo hợp đồng đã được mã hóa sẵn trong Smartcontract.


2. Người bảo hiểm

Là những người tin tưởng vào các hệ thống hay sản phẩm liên quan đến Defi. Họ chi tiền để bảo hiểm cho những người khác. Khi người mua bỏ tiền ra mua bảo hiểm, số tiền này sẽ được chia cho những người bảo hiểm này.


3. Giao thức bảo hiểm

Là bên đánh giá và đưa ra các loại hình bảo hiểm và mã hóa nó trong các smartcontract trong hệ thống của họ. Các hệ thống này thường là các ứng dụng DeFi về lĩnh vực bảo hiểm như: Bridge Mutual, Nexus Mutual,…

Ba thành phần này sẽ phối hợp hoạt động với nhau như sau:

Ví dụ bạn là người mua bảo hiểm, bạn bỏ 1 ETH ra và mua bảo hiểm cho hệ thống MakerDAO, với tỷ lệ 1:300, tức là nếu MakerDAO sập bạn được 300 ETH, còn nó không sập thì bạn mất 1 ETH. Người bảo hiểm tin tưởng vào sự bền vững của MakerDAO sẽ bỏ tiền ra bảo hiểm cho nó bằng cách mua cổ phần bảo hiểm, và họ được chia 1 ETH mà bạn bỏ ra mua theo tỷ lệ cổ phần họ nắm giữ. Và các giao thức bảo hiểm sẽ thực hiện trách nhiệm điều phối tất cả các hoạt động nhận tiền bảo hiểm của bạn, phân chia cho người bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm cho bạn nếu rủi ro xảy ra,…


Về Nami Insurance

Nami Insurance là một giao thức bảo hiểm phi tập trung được phát triển trên Ethereum Blockchain nhằm cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi tập trung tin cậy và minh bạch, giảm thiểu tối đa rủi ro thất thoát trị giá tài sản của người dùng trong trường hợp thị trường có biến động mạnh về giá.

Với Nami Insurance, người dùng được quyền lựa chọn loại tài sản cần bảo hiểm, khoản ký quỹ bảo hiểm phù hợp với mức giá cần bảo hiểm và kỳ hạn bảo hiểm. Đổi lại, họ nhận được khoản chi trả bảo hiểm tương ứng khi tài sản chạm mức giá đã thiết lập trước đó.

Bên cạnh đó, người dùng có thể nắm giữ token dự án  để nhận lại các quyền lợi ưu đãi như:

  • Được chia sẻ lên đến 50% tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Nami Insurance dựa trên tỷ lệ stake trong Pool quản trị (Governance Pool)
  • Tham gia biểu quyết với các quyết định của sản phẩm
  • Các quyền lợi ưu đãi khi sử dụng sản phẩm, như tăng tỷ lệ chi trả bảo hiểm, tăng thời hạn bảo hiểm…

Tổng kết

Thị trường crypto nói chung và DeFi nói riêng sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đi kèm với sự phát triển đó, những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn sẽ khiến người người dùng muốn đề phòng. Để niềm tin người dùng được vững vàng, và ngành công nghiệp tiền điện tử tiếp tục đi lên bền vững thì bảo hiểm là thứ không thể thiếu: nó giúp quản lý được rủi ro và mang lại lợi ích cho nhiều bên, được xây dựng để đảm bảo tính minh bạch và công bằng.  Trước những cơ hội đó, ngành bảo hiểm sẽ ngày càng được quan tâm rộng rãi trong thời gian tới.